Rất nhiều người có nhu cầu khởi nghiệp kinh doanh quần áo nhưng khó khăn khi tìm lời đáp cho câu hỏi kinh doanh quần áo cần bao nhiêu tiền. Nếu bạn cũng đang băn khoăn vấn đề này thì cùng Okvip tìm hiểu ngay chi phí để mở cửa hàng quần áo trong bài viết sau đây.
Những hình thức kinh doanh quần áo phổ biến
Trước khi chính thức tìm hiểu xem kinh doanh quần áo cần bao nhiêu tiền thì Okvip sẽ chia sẻ cho bạn biết về những loại hình kinh doanh quần áo phổ biến:
Kinh doanh online
Bán quần áo trên Shopee
Đây là hình thức bán quần áo online mà nhiều người đang áp dụng, đặc biệt là nữ giới. Bạn có thể mua quần áo về rồi đăng bán qua các kênh Tiki, Shopee, Tiktok, Lazada, hoặc bán trên Zalo, Facebook. Ngoài ra, bạn cũng có thể kinh doanh với vai trò làm trung gian và ăn phần trăm hoa hồng cho từng sản phẩm.
Kinh doanh truyền thống
Hình thức kinh doanh truyền thống tức là bạn sẽ thuê mặt bằng mở một cửa hàng quần áo để bán. Bạn có thể mở quán bé ngay tại mặt tiền gia đình, hoặc mở quán quy mô trung bình/ quy mô lớn tùy vào mong muốn cũng như nguồn tài chính của bản thân.
Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu tiền phụ thuộc vào yếu tố nào?
Có nhiều yếu tố tác động đến vốn mà bạn cần bỏ ra khi kinh doanh cửa hàng quần áo, cụ thể là:
Nguồn hàng
Nếu bạn làm môi giới bán hàng quần áo thì bạn không mất vốn nhập hàng. Chi phí nguồn hàng là 0 đồng. Tuy nhiên, nếu bạn dự định làm chủ thì nguồn hàng rẻ sẽ giúp bạn không phải chuẩn bị quá nhiều vốn. Vì thế người kinh doanh cần phải tìm nguồn hàng bán buôn và cố gắng nhập hàng tại xưởng là tốt nhất.
Loại hình kinh doanh
Khi lựa chọn loại hình kinh doanh online, chi phí vốn ban đầu không quá lớn và sinh viên cũng có thể kinh doanh được. Ngược lại, nếu kinh doanh truyền thống thì chi phí sẽ nhiều hơn vì bạn cần tính toán chi phí điện nước, điều hoà, giá hàng, tiền mua ma-nơ-canh, tiền thuê mặt bằng,…
Dưới đây là mức phí tham khảo cho mỗi loại hình bạn có thể xem qua nhé:
-
Bán quần áo online: 10 – 50 triệu đồng vốn ban đầu
-
Cửa hàng bán quần áo quy mô nhỏ: khoảng 50 – 100 triệu đồng
-
Cửa hàng quần áo quy mô 30m2 đến 50m2: vốn khoảng 100 – 200 triệu đồng
-
Cửa hàng quần áo quy mô lớn: vốn khoảng 200 triệu trở lên
Phân khúc thị trường
Kinh doanh quần áo khách hàng VIP
Đây là yếu tố quan trọng mà theo Okvip tìm hiểu sẽ tác động lớn đến chi phí mở cửa hàng quần áo. Ví dụ nếu bạn tập trung vào khách bình dân thì giá cả cho mỗi sản phẩm không quá lớn, và cũng không phải đầu tư nhiều vào việc trang trí quán hay chọn mặt bằng.
Nhưng nếu phân khúc thị trường là khách hạng sang thì chi phí vốn ban đầu là rất lớn vì bạn phải có trang phục riêng cho nhân viên, phải đào tạo nhân viên bài bản, phải chọn hàng kỹ với giá cao và cũng cần có mặt bằng tương xứng để khách cảm thấy thoải mái khi lựa chọn sản phẩm.
Chi phí phát sinh khác
Có một số chi phí phát sinh bạn cần quan tâm khi kinh doanh quần áo. Nếu kinh doanh online thì bạn bán hàng qua livestream, đăng tin hay sẽ đăng quảng cáo. Chi phí mỗi công cụ là khác nhau, ví dụ nếu chỉ đăng tin hay thuê người đăng tin thì chi phí không lớn, nhưng nếu bạn thuê nhân viên livestream từng buổi thì tốn kém hơn; hoặc sử dụng quảng cáo online thì mỗi lần chi phí cũng khá nhiều. Nếu kinh doanh truyền thống thì bạn có thể phải tính đến việc thuê nhân viên, chi phí in ấn banner treo cửa hàng, phí làm biển hiệu.
Chi phí vận hành khi kinh doanh cửa hàng quần áo
Ngoài việc quan tâm đến chi phí vốn ban đầu bỏ ra bao nhiêu, Okvip khuyên bạn tìm hiểu thêm các chi phí vận hành khi cửa hàng hoạt động. Theo thông tin mà Okvip tìm hiểu thì có nhiều chi phí bạn phải tính toán nếu muốn duy trì cửa hàng quần áo lâu dài:
Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu tiền: lưu ý phí vận hành
-
Phí nhập hàng: khi hàng gần hết thì bạn cần phải có vốn để nhập hàng liên tiếp và điều này đòi hỏi bạn phải có vốn đảm bảo để có thể kinh doanh lâu dài. Phí nhập hàng ngoài tiền mua quần áo còn có phí vận chuyển, phí hải quan nếu có, chi phí phát sinh khi hàng tăng giá.
-
Chi phí mặt bằng: có nhiều khi tiền thuê mặt bằng sẽ tăng và chủ nhà yêu cầu trả trước 1 hoặc vài năm. Bên cạnh đó thì bạn cần chú ý cả tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền sửa chữa và trang trí cửa hàng vào những dịp đặc biệt.
-
Khi cửa hàng kinh doanh ổn và bạn không đủ sức làm 1 mình thì hãy tính đến chi phí thuê nhân viên, bạn cần có khoảng 2 nhân viên làm việc luân ca cho cửa hàng nhỏ. Ngoài lương cố định thì chi phí nhân viên cũng có cả thưởng doanh số, thưởng Tết,…
-
Chi phí quản lý: nếu muốn kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh thì bạn sẽ cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây cũng là một loại chi phí cần tính đến khi vận hành cửa hàng quần áo.
Với những thông tin mà Okvip mang đến, bạn hãy dự tính kinh doanh quần áo cần bao nhiêu tiền để đầu tư. Chúc bạn sẽ kinh doanh thuận lợi và gặt hái được nhiều thành quả.